Giữa bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, lạm phát tăng cao và biến động chính trị trên thế giới, dòng tiền của nhà đầu tư đang “chảy” vào kênh nào?
Kênh nào “lên hương”?
Gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là kênh đầu tư ít rủi ro nhất. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hiện nay đang ở mức rất thấp. Trung bình rơi vào 4%- 7%/năm với tiền gửi có kỳ hạn và chỉ khoảng 0.1%/năm với tiền gửi không kỳ hạn.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng đang ở mức thấp kỷ lục
Vì lãi suất gửi tiết kiệm thấp như vậy, một số nhà đầu tư thích sự an toàn đã chuyển hướng sang kênh trái phiếu. So với gửi ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp có mức lãi suất hấp dẫn hơn, phổ biến trên mức 10%/năm. Tuy nhiên, dòng vốn trên thị trường chảy vào kênh trái phiếu không đáng kể do khả năng sinh lời đột biến không cao.
Hút dòng tiền nhất trong giai đoạn dịch Covid-19 phải kể đến kênh chứng khoán. Năm 2021, số lượng nhà đầu tư tham gia tăng mạnh đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên.
Tuy vậy, bước sang giai đoạn đầu năm 2022, trước những diễn biến khó lường của tình hình dịch Covid-19 và căng thẳng chính trị trên thế giới, thị trường chứng khoán có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhà đầu tư có động thái rút tiền về để chuyển hướng sang các kênh khác.
Thị trường vàng chứng kiến sự “lập đỉnh” mới liên tục khiến không ít nhà đầu tư hoang mang.Với mục đích trú ẩn tài sản trước những căng thẳng chính trị, giá vàng “nhảy múa” không theo một quy luật nào. Hiện nay rất khó đoán được “đỉnh” và “đáy” của thị trường vàng.
Vì vậy, nhà đầu tư cũng không dám mạo hiểm “đánh đu” với giá vàng. Rất có khả năng, giá vàng sẽ lao dốc không phanh nếu tình hình chính trị thế giới có những biến động.
Rẽ hướng sang bất động sản
Trong giai giãn cách xã hội do dịch Covid-19, xu hướng nhà đầu tư chuyển từ các kênh an toàn sang các kênh rủi ro nhưng có tỷ suất lợi cao chiếm đa số. Tuy nhiên, khi trạng thái “bình thường mới” được thiết lập, kênh bất động sản đã hồi phục nhanh chóng.
Bất động sản có dấu hiệu phục hồi nhanh sau dịch Covid-19
Với đà phục hồi nhanh của thị trường bất động sản, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn kênh này như một hướng đầu tư an toàn trong trung và dài hạn. Vì thực tế, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng giá bất động sản vẫn có xu hướng tăng.
Theo thống kê, lợi nhuận đầu tư bất động sản cũng vượt trội hơn hẳn các kênh khác. Theo đó, trong chu kỳ 10 năm (từ 2010-2020), giá nhà tại TP.HCM tăng hơn 200%. Trong khi đó, cùng biên độ thời gian, tốc độ tăng giá vàng chỉ đạt 22%, chỉ số VN-Index là 45%.
Thị trường cũng chứng kiến sự rẽ hướng của dòng tiền sang các thị trường vùng ven. Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu… hút giới đầu tư vì đa dạng sản phẩm và mức giá phù hợp túi tiền.
Nhà phố trong các khu đô thị đang là phân khúc hút đầu tư
Trong đó, phân khúc đang được ưa chuộng là nhà phố trong các khu đô thị có quy mô lớn và tiện ích bài bản. Những dự án này có lợi thế về mặt vị trí và quy hoạch. Ngoài ra, đây đều là dự án của các chủ đầu tư lớn, có tiềm lực kinh doanh nên đảm bảo về mặt pháp lý và tiến độ xây dựng.
Tại Long An, một số dự án đại đô thị mới chào bán ra thị trường đã có tỷ lệ hấp thụ khá cao. Mức giá đầu tư nhà phố tại đây chỉ khoảng 1.6 tỷ đồng (thanh toán 30%) là đã có hợp đồng mua bán.
Ở giai đoạn 2021 – 2025, Long An cũng dự kiến chi đến gần 30.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng, giúp tăng cường khả năng kết nối liên vùng. Giới chuyên gia dự báo, giá nhà đất tại thị trường này sẽ có xu hướng tăng từ 10-30% trong thời gian tới.
Với bức tranh lạc quan của thị trường bất động sản sau dịch Covid-19, có thể dự báo dòng tiền của giới đầu tư sẽ quay trở lại với kênh này. Đây cũng là tâm lý đầu tư chung của người Việt, khi bất động sản vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn.
( Theo PV – Thanhnienviet )
Link gốc: https://thanhnienviet.vn/2022/03/16/dong-tien-cua-gioi-dau-tu-dang-chay-vao-dau/