Nơi cư trú là gì? Các vấn đề liên quan đến cư trú của công dân

Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp, nơi mà công dân thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Vậy cụ thể hơn, nơi cư trú là gì, điều kiện và thủ tục đăng ký nơi cư trú mới nhất hiện nay như thế nào? Sự khác nhau giữa lưu trú, thường trú, tạm trú và nơi cư trú ra sao?

1. Nơi cư trú là gì?

Khái niệm về nơi cư trú được coi là khá ngắn gọn nhưng không ít người vẫn nhầm lẫn với các nhóm khái niệm tương đương. Vậy các lưu ý liên quan đến nơi cư trú là gì.

Khái niệm chung

Để nắm được nơi cư trú là gì thì chúng ta căn cứ vào Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, đã sửa đổi năm 2013. Điều luật này quy định rõ:

Nơi cư trú được coi là hợp pháp đối với công dân Việt Nam và công dân nước ngoài định cư tại Việt Nam là chỗ ở mà công dân đó sinh sống thường xuyên. Tại nơi cư trú, công dân có quyền và nghĩa vụ đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Sau khi đã đăng ký thì địa chỉ này sẽ chính thức là địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của bạn.

Xin lưu ý rằng “chỗ ở” được công nhận là nơi cư trú cũng phải đạt được các tiêu chuẩn do Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề ra. Theo đó, chỗ ở này có thể bao gồm các dạng sau:

  • Nhà ở.
  • Các phương tiện đảm bảo được mục đích và phục vụ đầy đủ điều kiện sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình như tàu, thuyền,…
  • Các mô hình nhà khác phục vụ được nhu cầu sinh sống của cá nhân, hộ gia đình.

Bạn cần có chổ ở hợp pháp để căn cứ xác định nơi cư trú

Bạn cần có chỗ ở hợp pháp để làm căn cứ xác định nơi cư trú

Bạn cần có chỗ ở hợp pháp để làm căn cứ xác định nơi cư trú

Nhìn chung, các mô hình chỗ ở trên đây đều đáp ứng được điều kiện cơ bản cho công dân cư trú lâu dài nên có thể được Pháp luật công nhận là nơi cư trú. Vậy các mô hình chỗ ở không được công nhận thành nơi cư trú là gì? Theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì các mô hình không được Pháp luật công nhận bao gồm:

Các chỗ ở thuộc mốc địa giới của các khu vực cấm xây dựng nhà ở do địa phương quy hoạch, bao gồm của các di tích lịch sử và văn hóa đã được Nhà nước công nhận.

  • Chỗ ở là đất lấn chiếm trái với quy định Nhà nước đề ra.
  • Chỗ ở đang có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc sử dụng chưa được giải quyết.
  • Chỗ ở đang bị Cục thi hành án tịch thu hoặc kê biên theo quyết định của Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
  • Chỗ ở thuộc khu vực đã có quyết định phá dỡ hoặc giải phóng mặt bằng chính thức của Ủy ban Nhân dân sở tại.
  • Các khu vực hoặc chỗ ở dùng để đăng ký làm nơi cư trú của công dân có thể thuộc sở hữu của cá nhân, công dân đó hoặc do công dân đó đi thuê, mượn, ở nhà tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân khác.

Trong trường hợp chỗ ở công dân đăng ký làm nơi cư trú thuộc các thành phố đặc biệt (trực thuộc Trung ương) thì theo điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, nơi đó phải đạt diện tích trung bình do Hội đồng Nhân dân sở tại đề ra. Ví dụ như các nhà ở cho thuê, cho ở nhờ, cho mượn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo nhỏ nhất là 5m2 diện tích sàn/1 người thành niên.

Khái niệm nơi cư trú có sử dụng quốc tế không và nơi cư trú tiếng Anh là gì?

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quản lý cư trú của các công dân đang sinh sống, học tập và làm việc trong phạm vi lãnh thổ của mình. Họ thường sẽ quản lý bằng một hoặc cả hai phương án sau:

  • Quản lý cư trú bằng dạng Sổ hộ khẩu và tương đương nhằm kiểm soát nhân khẩu. Thường thì trường hợp này chủ yếu kiểm soát theo các đơn vị hành chính pháp lý như hộ gia đình.
  • Quản lý cư trú bằng giấy tờ đăng ký tại địa phương nhằm kiểm soát nơi ở.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thì dần dần các quốc gia phát triển đang chuyển sang quản lý cư trú bằng dữ liệu số hóa như Mỹ hoặc Australia.

Vậy nơi cư trú tiếng Anh là gì? Thông thường, từ dùng để chỉ “nơi cư trú” trong các văn bản, biểu mẫu chính thức do nước ta phát hành là “Residence”. Trong đó, nơi tạm trú được gọi là “Temporary Residence” và nơi thường trú là “Permanent Residence”.

Quy định cụ thể về cách xác định nơi cư trú là gì?

Hiện nay, theo Luật Cư trú thì các trường hợp gây tranh cãi khi xác định nơi cư trú sẽ được giải quyết như sau:

– Đối với các đối tượng là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi thì nơi cư trú hợp pháp sẽ được tính mặc định là nơi cư trú của bố mẹ. Trong trường hợp bố mẹ đã ly dị, ly thân theo quyết định của Tòa án và hai người có nơi cư trú khác nhau thì trẻ sẽ được tính nơi cư trú theo bố hoặc mẹ nhưng phải thường xuyên chung sống với trẻ. Nếu trẻ đã trên 15 tuổi thì có quyền tách nơi cư trú ra khỏi nơi cư trú chung với bố mẹ nếu bố mẹ đồng ý.

– Đối với các đối tượng là người đang được giám hộ theo Pháp luật thì nơi cư trú là gì? Nơi cư trú của họ sẽ là nơi cư trú của người thực hiện giám hộ. Trong trường hợp người được giám hộ muốn tách riêng nơi cư trú thì phải đợi đến năm 15 tuổi và nhận được sự đồng thuận hợp pháp của người giám hộ.

Người giám hộ trên 15 tuổi có thể tự đến cơ quan chức năng thay đổi nơi cư trú

Người được giám hộ trên 15 tuổi có thể tự đến cơ quan chức năng để thay đổi nơi cư trú

– Đối với các đối tượng là vợ hoặc chồng thì nơi cư trú sẽ là nơi họ thường xuyên chung sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì mỗi người có thể có nơi cư trú khác nhau nếu đã thỏa thuận thành công.

– Đối với các đối tượng là quân nhân, là cán bộ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ trong lực lượng công an, quân đội thì nơi cư trú chính là địa điểm đóng quân. Riêng đối với sĩ quan, quân nhân đã được xét chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng có thể không phải đơn vị đóng quân nếu họ đã có Hộ khẩu thường trú hợp pháp.

– Đối với các đối tượng đang hành nghề lưu động thì Pháp luật xét nơi cư trú là gì? Nhóm đối tượng này vẫn được xét nơi cư trú là nơi có Hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, nếu họ không có Hộ khẩu thì nơi cư trú sẽ được tính theo địa điểm họ đăng ký phương tiện hành nghề như tàu, thuyền,…

2. Sự khác nhau giữa lưu trú, thường trú, tạm trú và nơi cư trú là gì?

Có thể nói đây đang là 4 khái niệm bị nhầm lẫn nhiều nhất hiện nay. Có không ít người gặp nhiều lúng túng khi phải khai báo các thông tin cá nhân, phân chia rạch ròi từng nơi sinh sống như trên. Vậy cách phân biệt chúng là gì? Các bạn có thể theo dõi phần tiếp theo để nắm được sự khác biệt cơ bản giữa chúng.

Tất cả các thông tin chúng tôi nêu ra trong phần này đểu dựa vào hướng dẫn phân biệt các khái niệm trên ban hành theo Nghị định 31/2014/NĐ-CP.

Sự khác nhau giữa nơi lưu trú và nơi cư trú là gì?

Hai khái niệm lưu trú và cư trú là hai khái niệm tương đương, ngang hàng chứ không bao hàm nhau như trường hợp cư trú gồm tạm trú và thường trú.

Lưu trú là hoạt động công dân ở lại một địa điểm trong một thời gian nhất định nhưng không thuộc trường hợp yêu cầu đăng ký tạm trú. Nếu bạn đến lưu trú tại một địa chỉ mới thì cần đến Công an xã, phường hoặc tương đương để thực hiện khai báo lưu trú. Việc khai báo này sẽ được ghi nhận trong Sổ lưu trú tại địa phương.

Việc khai báo lưu trú tương đối khác so với cư trú. Vậy sự khác biệt giữa khai báo nơi lưu trú và nơi cư trú là gì? Câu trả lời là ở thời gian khai báo. Theo đúng Pháp luật thì bạn cần thực hiện khai báo trước 23 giờ hàng ngày. Nếu thực hiện thực hiện lưu trú sau 23 giờ và không kịp khai báo thì cần thực hiện ngay vào đầu giờ hành chính ngày làm việc gần nhất.

Riêng đối với trường hợp các đối tượng lưu trú là người trong gia đình như ông bà, cha mẹ, vợ/chồng, anh chị em ruột,… và thường xuyên đến lưu trú thì chỉ cần đăng ký một lần là đủ.

Nơi tạm trú và thường trú đều là nơi cư trú của công dân

Pháp luật đã quy định rõ việc các công dân có thể đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại nơi cư trú của mình. Do đó, khái niệm nơi cư trú sẽ bao hàm cả hai khái niệm nhỏ là nơi tạm trú và nơi cư trú.

Vậy nơi thường trú và nơi tạm trú là gì? Có sự khác biệt giữa hai khái niệm này hay không? Sự khác biệt giữa thường trú và tạm trú là gì?

Căn cứ theo Điều 5, Luật Cư trú thì cả hai khái niệm nơi thường trú và tạm trú đều mang đầy đủ các tính chất của nơi cư trú hợp pháp. Cụ thể, nơi thường trú là địa điểm công dân sinh sống ổn định, không có thời hạn và đã đăng ký thường trú thành công. Nơi tạm trú là địa điểm công dân sinh sống hợp mà không phải nơi đã đăng ký thường trú hay tạm trú trước đây.

Dưới đây là mẫu xin đăng ký tạm trú mới nhất:

Mẫu đơn đăng ký tạm trú

Liệu có tồn tại sự khác biệt nào giữa nơi cư trú và hai khái niệm trên hay không và sự khác biệt giữa chúng và nơi cư trú là gì? Câu trả lời là hoàn toàn không có sự khác biệt. Hai khái niệm nói trên chỉ là hai nhóm nhỏ hơn trong nơi cư trú, chúng có các tiêu chỉ phân chia rõ ràng hơn chứ không đi ngược lại với tính chất của nơi cư trú.

3. Địa chỉ nơi cư trú là gì?

Địa chỉ cư trú là một khái niệm xuất hiện tương đối nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Đây được coi là phương thức liên lạc chính thống của mỗi công dân, ai cũng sẽ có một địa chỉ cư trú của riêng mình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem địa chỉ nơi cư trú là gì và quyền hạn, nghĩa vụ của công dân đi kèm với địa chỉ này nhé!

Khái niệm địa chỉ cư trú

Đây là một khái niệm tương đối rộng và phức tạp. Tuy nhiên, dưới góc nhìn pháp lý thì khái niệm này dùng để chỉ các thông tin bao gồm số nhà, phường (xã), quận/huyện/thành phố, tỉnh, quốc gia mà một cá nhân cư trú thường xuyên. Đây sẽ là căn cứ rõ ràng, chính xác nhất thể hiện nơi một người đang sinh sống, học tập hoặc làm việc.

Các quyền đi kèm với địa chỉ nơi cư trú là gì?

Các công dân hợp pháp tại nước ta sẽ có các quyền sau đây đối với địa chỉ cư trú của mình:

– Bạn có thể tự chọn, quyết định và đăng ký địa chỉ nơi bản thân thường trú, tạm trú sao cho phù hợp với mong muốn cá nhân và Luật Cư trú ban hành. Bạn cũng có quyền đăng ký địa chỉ cư trú cho con cái chưa đủ 18 tuổi và được nuôi dưỡng dưới tên mình. Ngoài ra, khi có sự ủy thác của người thân, bạn vẫn có thể đăng ký địa chỉ cư trú cho người thân đến sống cùng địa chỉ với mình.

– Khi đã biết chính xác địa chỉ nơi cư trú là gì thì bạn có quyền xin cấp lại các giấy tờ chứng minh nhân thân sao cho khớp với địa chỉ chính thống. Các giấy tờ có thể bao gồm Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, tạm vắng,…

– Bạn có quyền tìm hiểu và được giải đáp các thông tin có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bản thân tại nơi cư trú.

– Bạn đồng thời có quyền trình báo và yêu cầu các đơn vị chức năng, cơ quan nhà nước sở tại có thẩm quyền bảo vệ sự an toàn cá nhân cùng các tài sản đi kèm tại địa chỉ mình cư trú.

– Ngay khi bạn phát hiện và xác định rõ được các hoạt động có khả năng đe dọa đến sự địa chỉ nơi cư trú là gì thì có quyền khởi tố, khiếu nại, kiện tụng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Đăng ký địa chỉ cư trú

Sau khi đăng ký địa chỉ cư trú thì lực lượng công an sở tại sẽ đảm bảo an toàn cho bạn và tài sản

Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với địa chỉ nơi cư trú là gì?

Vừa rồi chúng ta đã vừa điểm qua các quyền lợi được Pháp luật đảm bảo cho công dân tại nơi cư trú. Vậy công dân có nghĩa vụ gì với địa chỉ này hay không? Theo quy định, tất cả công dân đều có trách nhiệm đối với địa chỉ cư trú của mình. Dù bạn đăng ký cư trú vào thời gian nào, chọn hình thức thường trú hay tạm trú thì đều cần đảm bảo các trách nhiệm sau đây:

– Bạn phải đảm bảo chấp hành tất cả các quy định của Pháp luật về nơi cư trú ngay khi có thông báo chính thức địa chỉ nơi cư trú là gì.

– Phối hợp với Công an xã/phường hoặc tương đương trong việc khai báo thông tin cá nhân, cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cư trú khi cần thiết. Bạn đồng thời sẽ phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật nếu các thông tin bản thân cung cấp là sai lệch và không đầy đủ.

– Bạn cần thực hiện khai báo đầy đủ và thành thật các thông tin có trong bản Đăng ký cư trú do Công an cung cấp. Ngoài ra, bạn cũng cần nộp đầy đủ các khoản lệ phí theo quy định do Công an thông báo.

– Xuất trình sổ Hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc Giấy tạm trú tạm vắng để phục vụ lực lượng chức năng điều tra, thu thập thông tin khi cần thiết.

– Nếu các loại giấy tờ cá nhân của bạn gồm Sổ cư trú, Giấy tạm trú tạm vắng bị mất, lỗi, rách, mất chữ,… thì bạn nên đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết để xử lý sớm nhất có thể. Tại đây bạn sẽ cần trình báo sự việc, cung cấp giấy tờ gốc và xin cấp lại giấy tờ bị lỗi, mất.

– Nếu các công dân không rõ nên khai địa chỉ nơi cư trú là gì thì cần đến các cơ quan chức năng để được giải đáp. Nếu bạn cố tình không khai địa chỉ cư trú hoặc khai chậm trễ, gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội thì các lực lượng chức năng có thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính, kỷ luật đối với bạn.

4. Điều kiện và thủ tục đăng ký nơi cư trú

Đối với thủ tục đăng ký nơi cư trú, các bạn có thể căn cứ theo Nghị định 31/2014/NĐ-CP bổ trợ thi hành Luật Cư trú.

Điều kiện đăng ký nơi cư trú là gì?

Để có thể đăng ký được nơi cư trú hay còn gọi là địa chỉ cư trú thì công dân cần đạt được một trong hai điều kiện sau:

– Công dân cần có nơi sinh sống theo dạng nhà ở một cách rõ ràng, đúng theo các quy định hiện hành của Pháp luật. Nhà nước cũng đã ban hành một số hướng dẫn liên quan đến việc xác định nơi cư trú hợp pháp đi kèm theo Nghị định nói trên.

– Công dân nếu không có nhà ở cụ thể thì cần sở hữu một loại công cụ hoạt động hoặc phương tiện thỏa mãn được mục đích ở và sinh hoạt cơ bản cho bản thân hoặc gia đình. Phương tiện này có thể có thêm công năng di chuyển hoặc sản xuất sinh hoạt.

Ngoài ra, nơi cư trú kể trên phải là nơi công dân sinh sống thường xuyên, có tính ổn định cao, đáp ứng được mức sống cơ bản cho cá nhân và hộ gia đình. Khi khai báo địa chỉ này thì bạn cần khai rõ ràng, cụ thể nhất có thể để Công an có căn cứ xác minh cũng như hỗ trợ thủ tục hành chính về sau.

Các giấy tờ đi kèm hồ sơ đăng ký nơi cư trú là gì?

Về các loại giấy tờ lập thành hồ sơ đăng ký cư trú thì bạn nên đến trực tiếp các cơ quan chức năng để nhận được tư vấn cũng như giải đáp đầy đủ, cụ thể nhất. Các cán bộ thực hiện đăng ký, quản lý cư trú sẽ căn cứ vào thực tế trường hợp bạn trình báo mà thông báo các loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị.

Thông thường, các loại giấy tờ bạn cần xuất trình theo hồ sơ sẽ bao gồm Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, Phiếu báo thay đổi Hộ khẩu hoặc bản khai nhân khẩu hiện hành. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn các tài liệu, giấy tờ chứng thực được chỗ ở hợp pháp tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp bạn từ tỉnh ngoài chuyển đến các thành phố đặc biệt (trực thuộc Trung ương) thì còn cần thêm các loại giấy tờ khác tùy theo quy định của từng địa phương.

phiếu báo thay đổi nhân khẩu

Mẫu khai thay đổi nhân khẩu hiện hành

Quy trình thực hiện đăng ký nơi cư trú là gì?

Hiện nay, tất cả các trường hợp đăng ký nơi cư trú bao gồm thường trú và tạm trú đều cần đến trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành đăng ký. Cụ thể trình tự như sau:

– Công dân đến trực tiếp các cơ quan hành chính có thẩm quyền căn cứ theo địa chỉ chính thức nơi cư trú là gì. Nếu nơi cư trú của bạn thuộc các thành phố đặc biệt (trực thuộc Trung ương) thì cần đến Công an quận, huyện hoặc tương đương. Nếu bạn cư trú tại các tỉnh khác thì cần đến Công an huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh đó.

– Tại cơ quan Công an bạn cần xuất trình hồ sơ và giấy tờ chứng minh nhân thân hợp lệ.

– Nhân viên quản lý cư trú hoặc Công an sẽ tiếp nhận hồ sơ cư trú của bạn và sẽ thông báo lại nếu hồ sơ vẫn còn thiếu giấy tờ và hướng dẫn bạn bổ sung cho đủ quy định của pháp luật.

– Thời hạn bạn cần đợi để giải quyết hồ sơ tối đa là 15 ngày, không kể ngày nghỉ và ngày lễ, Tết.

Trong thời gian đợi giải quyết hồ sơ, nếu có thắc mắc liên quan đến quản lý cư trú bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu sự giúp đỡ từ cơ quan chức năng sở tại có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân.

5. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến nơi cư trú của công dân

Cơ sở khẳng định công dân không có nơi cư trú là gì?

Theo đúng định nghĩa về nơi cư trú đã được xây dựng theo Điều 12, Luật Cư trú thì đây là nơi công dân thường xuyên sinh sống hợp pháp. Nếu công dân không có nơi cư trú thì tương đương với việc người này không xuất trình được giấy tờ xác minh mình đang cư trú ở đâu thì gọi là không có nơi cư trú rõ ràng.

Vậy phương án giải quyết nếu bản thân không có nơi cư trú là gì? Trường hợp này bạn nên khẩn trương đến cơ quan có thẩm quyền hoặc Công an địa phương tại nơi mình đang sinh sống hoặc làm việc để trình báo sự việc. Các nhân viên quản lý cư trú tại đây sẽ giúp bạn giải quyết các thủ tục hành chính cho đúng với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số căn cứ để xác định nơi cư trú là gì dựa vào Điều 12 Luật Cư trú sửa đổi 2013 và Điều 40 Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

– Các công dân không có nơi cư trú chính thức hoặc không xác định được nơi cư trú hiện tại sẽ được xác định nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.

– Trong một số trường hợp nếu bản thân công dân đó sinh sống ở nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một thời gian thì nơi cư trú sẽ là nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản của người đó.

– Nơi cư trú mới này cần có xác nhận của Công an phường/xã hoặc tương đương mới được coi là hợp lệ.

Xác định nơi cư trú của công dân

Bộ Luật Tố tụng dân sự sẽ căn cứ vào số tài sản tại nơi cư trú để xác định đây có đúng là nơi cư trú của công dân hay không

Sự khác nhau giữa cư ngụ là nơi cư trú là gì?

Trên thực tế, địa chỉ cư ngụ là chỉ địa điểm mà công dân đang sinh sống và làm việc. Địa chỉ này có thể là nơi công dân sinh ra và lớn lên hoặc không, tuy nhiên nơi cư ngụ phải đảm bảo tiêu chí là nơi công dân đang sinh sống chính thức và hợp pháp. Theo truyền thống tại một số tỉnh, thành phố tại nước ta thì ngụ cư còn để chỉ những người dân từ nơi khác đến làm việc, xây nhà ở tại địa phương đó. Cư ngụ sẽ được phân biệt với chính cư (dân bản xứ, dân đã có nhiều đời sống tại đó).

Vậy đối với các văn bản khai thông tin cá nhân thì “hiện tại cư ngụ tại” là thường trú hay tạm trú? Trong trường hợp này bạn không cần phân biệt thường trú hay tạm trú mà nên đảm bảo khai đúng địa chỉ nơi mình đang sinh sống và làm việc, dự kiến sẽ ở lại nơi này thời gian tương đối dài trở lên.

Cư trú hợp pháp tại địa phương mới được đăng ký thường trú, tạm trú đúng không?

Theo Điều 4 Luật Cư trú sửa đổi 2013 và Nghị định 56/2010/NĐ-CP thì công dân phải có nơi cư trú hợp pháp mới có thể đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

Nơi thường trú

Bạn phải có chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú

Vậy cư trú hợp pháp tại địa phương là gì? Nơi cư trú của cá nhân là gì đã được quy định rất rõ trong Luật Cư trú như sau:

– Nơi cư trú chỉ được coi là hợp pháp nếu đó là chỗ ở thuộc Khoản 3, Điều 4, Luật Cư trú sửa đổi 2013.

– Nơi cư trú có thể đăng ký thường trú hay tạm trú đều được, tuy nhiên, mỗi công dân chỉ được chọn đăng ký duy nhất một địa chỉ thường trú và nơi này bắt buộc phải là nơi thường xuyên sinh sống.

– Nơi cư trú không bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu của công dân mà có thể là địa điểm công dân thuê, mượn hoặc ở nhờ.

Nơi thường trú và chỗ ở hiện nay có phải là một?

Nơi thường trú và chỗ ở hiện nay có thể không phải là một. Lý do là vì nơi thường trú sẽ là nơi công dân đăng ký Hộ khẩu. Tuy nhiên, nơi ở hiện nay có thể không nhất thiết phải là nơi công dân có Hộ khẩu. Sự khác biệt lớn nhất giữa chỗ ở hiện nay và nơi thường trú, nơi cư trú là gì? Đó chính là tính ổn định về thời gian sinh sống. Công dân có thể khai chỗ ở hiện nay là địa chỉ mà mình đang sinh sống, là nơi lưu trú, tạm trú đều được.

Các trường hợp bị hạn chế về quyền tự do tìm nơi cư trú là gì?

Theo quy định hiện hành của Nhà nước thì hiện nay có 3 trường hợp công dân bị hạn chế về quyền tự do tìm nơi cư trú, bao gồm:

– Các công dân đang bị cưỡng chế theo quy định của Nhà nước, công dân đang bị tố tụng, công dân đã nhận văn bản cấm di dời khỏi nơi cư trú hoặc không được sinh sống tại địa phương sẽ mất quyền tự do cư trú.

– Các công dân đang chịu thi hành án tù giam, hưởng án treo hoặc đang trong thời gian liên quan đến án phạt sẽ bị quản chế và cấm cư trú.

– Các công dân không có năng lực hành vi dân sự và đang phải chịu các biện pháp giáo dưỡng theo pháp luật, các cơ sở y tế và có quyết định đình chỉ hoặc đợi xét duyệt quyết định thi hành án.

Trên đây là những thông tin liên quan đến khái niệm nơi cư trú là gì cùng những quy định hiện hành về nơi cư trú pháp lý của công dân. Hy vọng các bạn đã tìm được cho mình những thông tin cần thiết nhằm thực hiện đúng các quy định theo pháp luật. Ngoài ra, để kịp thời nắm bắt, cập nhật những khái niệm liên quan đến luật đất đai, nhà ở hiện nay, độc giả hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới cùng chủ đề trên website nhé.

 

( Theo Thanhnienviet )